
Mình đã hơi bị ấn tượng với bìa sách của Paul khi nó được dịch sang tiếng Việt – Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không, bởi vì giai từ nghe thật nhẹ nhàng và tất nhiên, không vương vấn sự đau buồn, mất mát như câu chuyện của anh.
Đã nhìn thấy sách của Paul nhan nhản trên mặt báo mạng và các trang bán sách online nhưng mình chẳng mảy may click vào trước đấy. Cho đến 1 lần ngồi trong sân bay Tân Sơn Nhất, mình mới có dịp chạm mặt và cầm lên đọc nhanh qua nội dung.
“Mình có nên mua quyển sách mà mình đang cầm không nhỉ?”, mình tự hỏi.
Mình tự hỏi như thế bởi vì sau khi đọc dang dở quyển ‘Tôi Tự Học’ của bác Nguyễn Duy Cần, mình đã đồng ý rằng mình sẽ cố gắng mua những quyển sách nguyên bản với vốn ngôn từ chính thống được viết bởi tác giả, để ý nghĩa không bị xê dịch và mình không bị ‘gò bó’ trong sự hiểu biết của người dịch lại. Thế là mình chọn E-book và mua ngay 1 quyển của Paul được viết bằng Tiếng Anh.
Và ngoài quyển Ai Rồi Cũng Chết của bác sĩ Atul Gawande, quyển sách này của Paul là quyển thứ 2 trong thư viện của mình có bàn về Cái Chết – một ‘nghi lễ’ đáng sợ mà bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải trải qua, vấn đề chỉ là ở thời gian mà thôi.
Do không phải là 1 nhà phê bình văn học nên mình không thể bàn về giọng văn của Paul, chỉ biết rằng vốn từ của anh khá đa dạng và cách tự sự rất dễ đi vào lòng người. Sách 247 trang, mình đọc 3 ngày mà đã gần hết quyển.
36 tuổi – căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối như vết nhơ với Paul. Với giọng điệu buồn bã và chua xót có pha chút giễu cợt cuộc đời, anh ghi rằng ‘những người ở độ tuổi 36 mắc căn bệnh ung thư phổi chỉ có xác suất 0.0012 % mà thôi’.
Paul dìu dắt mình cùng với cảm xúc lúc lên lúc xuống qua các giai đoạn trong đời anh. Từ lúc anh khỏe mạnh, là một bác sĩ phẫu thuật não hết sức ưu tú với tương lai xán lạn, đến ngày mà Paul có cảm giác như mọi cánh cửa đã đóng sập lại với đời mình – ngày anh cầm tấm CT scan cùng kết luận ung thư phổi.
Nhờ Paul, mình lại có dũng cảm đối mặt với cái chết, dù rằng mình không bị bệnh gì cả (hoặc có thể là chưa mà thôi). Trên hết, mình có cho mình một khía cạnh mới và nhẹ nhàng hơn khi bàn về cái chết. Và mình tin rằng nhờ nhìn vào cái chết, chúng ta sẽ trân trọng hơn những gì mình đang có, cảm thấy may mắn và luôn biết ơn cuộc đời.
Dù có đối mặt với cái chết, sống tích cực vẫn là một sự lựa chọn.
Không spoil sách nhiều nữa 🙂 đây là 1 số câu trích mình thích trong quyển sách của Paul.
God blesses you Paul.
Medical school sharpened my understanding of the relationship between meaning, life and death.
Surely intelligence wasn’t enough; moral clarity was needed as well.
At those critical junctures, the question is not simply whether to live or die but what kink of life is worth living.
Because the brain mediates our experiencce of the world, any neurosurgical problem forces a patient and family, ideally with a doctor as a guide, to answer this question: what makes life meaningful enough to go on living?
I had stared in this career, in part, to pursue death: to grasp it, uncloak it, and see it eye-to-eye, unblinking.
As a resident, my highest ideal was not saving lives – everyone dies eventually – but guiding a patient or family to an understanding of death and illness.
Before operating on a patient’s brain, I realized, I must first understand his mind: his identity, his values, what makes his life worth living, and what devastation makes it reasonable to let that life end.
…Life wasn’t about suffering…the defining characteristic of the organism is striving…We would carry on living, instead of dying.
Even in having children in this new life, death played its part. (sự cạnh tranh & chết của các tinh trùng).
…the doctor’s work as something like connecting two pieces of railroad track, allowing a smooth journey for the patient.
You try to figure what matters to you, and then you keep figuring it out.
Even if I’m dying, until I actually die, I’m still living.
Cảm ơn bạn đã ghé Miền An Trú, cùng đọc thêm các bài khác trên trang nhé. Happy reading !