Miền An Trú
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
No Result
View All Result
No Result
View All Result

Bất lực học được (learned helplessness – Phần 3)

Kim Anh by Kim Anh
August 31, 2020
in Tâm bệnh học
0 0
0

Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về định nghĩa và buổi thí nghiệm với các chú chó của Seligman và Maier về sự bất lực học được (BLHĐ). Ở phần 2 ta đã biết đến một số ví dụ về BLHĐ ở con người, lý giải cho BLHĐ, và BLHĐ và trầm cảm. Ở phần 3 này, ta sẽ tìm hiểu về hệ quả của việc cảm thấy bất lực và các phương pháp ‘đẩy lùi’ sự bất lực học được.

Hệ quả của việc cảm thấy bất lực.

Theo một số nhà nghiên cứu, BLHĐ có thể ảnh hưởng đến chúng ta như sau:

– Tăng nguy xuất hiện các triệu chứng sức khỏe tiêu cực cũng như cảm xúc tiêu cực về một căn bệnh nào đó

– Có thể khiến ta trở nên cầu toàn một cách không phù hợp

– Khiến ta muốn nghỉ việc

– Cảm thấy kiệt sức về mặt thể chất hay cảm xúc, và hoài nghi người khác

– Làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm, lo lắng, sợ hãi, nhút nhát và cô đơn, nhất là đối với những người đã chịu đựng một nỗi đau nào đó

Những người đang cảm thấy bất lực ơi, xin đừng ngừng cố gắng, nhất là trong việc TIN TƯỞNG và YÊU THƯƠNG BẢN THÂN MÌNH.

Và hỡi những người quen biết ai đó bị bất lực, bạn có thể trở thành một mắc xích, một yếu tố, một phao cứu sinh đối với người bị bất lực. Phần phương pháp dưới đây, thật sự là phần mình muốn chia sẻ nhất, dù nó có thể thiếu một số phương pháp nào đó, nhưng mấu chốt là chúng ta phải thực hành và chiêm nghiệm lại tính hiệu quả của chúng, và thay đổi khi thấy cần thiết.

Các phương pháp đẩy lùi sự bất lực học được.

Chia sẻ từ trang Positivepsychology.

Dựa trên mô hình phân loại sự BLHĐ ở phần 2, chúng ta có thể thấy rằng: Khi chúng ta tin rằng những kết quả mà ta kỳ vọng không thể đạt được, hay những kết quả mà ta không kỳ vọng sẽ xảy ra, ta sẽ không có một tia hy vọng nào cho việc mình có thể thay đổi được vấn đề hay thử thách hiện tại.

Vào năm 1978, các nhà nghiên cứu như Abramson, Seligman và Teasale đã vạch ra 4 chiến lược để giúp chữa trị chứng trầm cảm liên quan đến BLHĐ.

Chiến lược 1: Thay đổi khả năng xảy ra của các kết quả. Thay đổi môi trường bằng cách tăng khả năng xảy ra của những sự kiện mong muốn và giảm khả năng xảy ra của các sự kiện không mong muốn.

Chiến lược 2: Giảm sự khao khát vào kết quả của sự việc nào đó, bằng cách giảm suy nghĩ tiêu cực về kết quả được tạo ra mà mình không thể kiểm soát được, hay giảm sự kỳ vọng với những thứ viễn vông, khó xảy ra.

Chiến lược 3: thay đổi kỳ vọng của mình từ không-thể-kiểm-soát sang kiểm-soát-được nhất là khi kết quả trông có vẻ như sẽ đạt được. Nói một cách khác, hãy giúp những người bất lực nhận ra rằng những việc mà họ nghĩ là họ không làm được, thật ra là nằm trong tầm với của họ.

Chiến lược 4: thay đổi những lời giải thích không thực tế cho sự thất bại, bằng cách nhìn đến các yếu tố hoàn cảnh bên cạnh các yếu tố cá nhân (yếu tố hoàn cảnh/bên ngoài có thể là những yếu tố không phải do lỗi sai xuất phát từ cá nhân; sự bất lực tạm thời hay sự bất lực ở một vấn đề cụ thể nào đó).

Tương tự, ta cũng nên thay đổi những lời giải thích không thực tế cho sự thành công, bằng cách nhìn đến các yếu tố cá nhân bên cạnh các yếu tố hoàn cảnh (yếu tố cá nhân/bên trong có thể là những yếu tố di truyền; sự bất lực mãn tính hay toàn cầu).

Chia sẻ cá nhân.

Như mọi người cũng thấy có một điểm thú vị ở các chiến lược trên, đó là sự thay đổi và sự vượt qua BLHĐ dường như nằm-trong-lòng-bàn-tay-ta. Có nghĩa là ta hoàn toàn có thể tự mình vượt qua được sự BLHĐ này. Bằng cách nào?

Bước đầu tiên là nhận ra niềm tin không phù hợp và thay đổi niềm tin đó. Vì niềm tin và hành động nó như một mối liên hệ nhân quả vậy đó. Vì ta tin ta như vậy, nên ta hành xử như vậy.

Ví dụ như cùng một sự việc, nhưng cách nhìn nhận hay thái độ của 2 người khác nhau, thì sẽ dẫn đến 2 cách hành xử hay 2 cách đón nhận sự việc đó khác nhau.

Mình cứ nhớ mãi 1 ví dụ mà mình đã ngộ ra trên máy bay. Đó là khi 1-2 bạn nhi đồng bỗng reo lên ‘woo hoo à há ì hí’ với việc máy bay đang cất cánh. Ngồi cách đó không xa là mình, đang nắm chặt 2 tay, 2 mắt và…niệm Phật, vì mình dễ bị say nên sợ lắm. Lại còn nghĩ đến việc rớt máy bay, trời ạ. Thế là không thể enjoy như 2 bạn nhi đồng kia. Những lần sau mình vẫn nhắm mắt, nhưng trong đầu thì nghĩ về sự hay ho của việc bay trên trời, và sự phấn khích với miền đất mà mình sắp đi tới. Miệng cũng nhoẻn cười và bớt niệm Phật (haha).

Nói vui là vậy, nhưng qua kinh nghiệm cá nhân, đây là những niềm tin đã giúp mình vượt qua được những lúc trì hoãn, các nỗi sợ trong cuộc sống và sự dèm pha của người khác.

  1. Ta là người viết nên quyển sách của đời ta.
  2. Linh hoạt trong việc lý giải cho các sự kiện xảy ra trong cuộc sống của mình, nhìn đến các yếu tố cá nhân VÀ hoàn cảnh khi đánh giá bản thân.
  3. Linh hoạt trong việc thay đổi các chiến lược phản ứng với các sự kiện diễn ra trong cuộc sống.
  4. Ta không hoàn hảo và việc nhờ đến sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết là một điều bình thường.
  5. Tự hỏi sau thất bại và thành công thì phải làm gì tiếp sau đó.
  6. Khiêm tốn và học hỏi mỗi ngày.

Sự hỗ trợ từ xã hội.

Nếu người bất lực không thể vượt qua và cảm thấy họ không thể tự mình làm việc đó, NHƯNG rất muốn thay đổi, chúng ta – những người tích cực, lạc quan, tử tế hoàn toàn có thể giúp họ. Bởi vì khi họ MUỐN thay đổi, họ sẽ hành động hay làm gì đó chứ không ngồi yên và than vãn. Có chăng họ cần một người dẫn dắt và đồng hành cùng họ, dù chỉ là trên một đoạn đường ngắn.

Chúng ta có thể:

  1. Cho họ mượn đôi vai và đôi tai để họ mở lòng và nói ra điều mà bao lâu họ thầm giấu kín.
  2. Đừng phán xét họ dù ta chưa từng, hay đã từng, ở trong tình huống của họ, họ có thể đang cần một người khiến họ cảm thấy an toàn để chia sẻ. Sự phán xét sẽ làm họ thêm e sợ, vì họ vốn dĩ rất nhạy cảm.
  3. Chia sẻ câu chuyện của ta để họ cảm thấy họ không một mình.
  4. Ôm hay vỗ vai họ khi cần thiết vì hành động này thể hiện sự đồng cảm, quan tâm và nó sẽ giúp cơ thể tiết ra những hormone khiến tâm trạng cảm thấy nhẹ nhõng, giải tỏa.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc hỗ trợ từ mọi người xung quanh đến những người bị rối loạn tâm lý từ nhẹ đến nặng. Và bác sĩ tâm thần học kiêm tác giả của quyển sách ‘Sang chấn tâm lý – Hiểu để chữa lành’ – Bessel Van Der Kolk, cũng đã viết rằng, khi chúng ta rơi vào nguy hiểm hoặc căng thẳng, điều đầu tiên ta làm là tìm đến sự trợ giúp từ một ai đó.

Đây là những điều mà ta có lẽ đã nghe và đọc qua rất nhiều, nhưng câu hỏi đặt ra là ta đã thực hành nó chưa? Ta có kiên nhẫn chưa? Ta có linh hoạt trong cách tiếp cận với người bị bất lực chưa? Và ta thật sự sẵn sàng để tiếp cận họ chứ?

Giả dụ như việc đừng phán xét ai đó, điều này không dễ dàng vì trong ta còn nhiều định kiến và quan niệm riêng. Nhưng việc phán xét sẽ làm người đối diện rất khó mở lời và đó là chính lý do khiến mọi sự uất ức bị tích tụ lại Nếu chúng ta mở lòng mình ra, thật sự đó là một điều đáng quý.

Khi ta nâng đỡ người khác, thật ra ta cũng đang nâng đỡ chính mình.

Chúc cho tâm của chúng ta rồi một ngày sẽ như mặt hồ tĩnh lặng, để người khác có thể soi chiếu chính bản thân họ. Và ta cũng đón nhận mọi thứ, về ta, về họ, như nó vốn thế.

Nguồn tham kháo:

Ackerman, C., E. (March 04, 2021). Learned Helplessness: Seligman’s Theory of Depression (+ Cure). Retrieved from: www.positivepsychology.com/learned-helplessness-seligman-theory-depression-cure/

Cảm ơn bạn đã ghé Miền An Trú, cùng đọc thêm các bài khác trên trang nhé. Happy reading !

Tags: bất lực học đượclearnedhelplessness
ShareShare
Previous Post

Bất lực học được (learned helplessness – Phần 2).

Next Post

DSM-5th (Diagnostic & statistical manual of mental disorder – hướng dẫn chẩn đoán và thống kê về các rối loạn tâm thần)

Kim Anh

Kim Anh

Một người thích viết và chia sẻ về chủ đề tâm lý, phát triển bản thân, tâm linh và chữa lành. Mục đích cốt yếu là để sống như tiến sĩ David R. Hawkins đã nói "Khi phát hiện ra thứ có khả năng loại bỏ đau khổ thì ta có trách nhiệm chia sẻ để nó giúp người khác". Hoan hỷ chào mừng và làm quen cùng bạn.

Related Posts

trầm cảm tuổi già
Kiến thức khác

Những điều nên biết về sức khỏe tâm thần của người cao tuổi

July 9, 2021
sức khỏe tâm thần của người trưởng thành
Kiến thức khác

Những điều nên biết về sức khỏe tâm thần của người trưởng thành

July 9, 2021
Những sự hiểu lầm xoay quanh các rối loạn tâm lý/tâm thần (P1)
Kiến thức khác

Những sự hiểu lầm xoay quanh các rối loạn tâm lý/tâm thần (P2)

July 8, 2021
stress/căng thẳng
Kiến thức khác

Hiểu về stress (căng thẳng)

June 23, 2021
Những sự hiểu lầm xoay quanh các rối loạn tâm lý/tâm thần (P1)
Kiến thức khác

Những sự hiểu lầm xoay quanh các rối loạn tâm lý/tâm thần (P1)

May 20, 2021
Hiểu về sức khỏe tinh thần của trẻ em
Kiến thức khác

Hiểu về sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên

April 21, 2021
Next Post
DSM-5th (Diagnostic & statistical manual of mental disorder – hướng dẫn chẩn đoán và thống kê về các rối loạn tâm thần)

DSM-5th (Diagnostic & statistical manual of mental disorder - hướng dẫn chẩn đoán và thống kê về các rối loạn tâm thần)

Video thứ 5: Quay Về Ôm Ấp Nỗi Đau

Các kênh Youtube hay ho và nên xem

Kalpha – Nơi hẹn hò cho não bộ. Dating for knowledge – why not?

Inner Buddha – Phật tại tâm ta

Inner Buddha - Phật tại tâm ta

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Facebook của mình.
Chào mừng bạn về MAT.

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

No Result
View All Result
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
error: Content is protected !!