Miền An Trú
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
No Result
View All Result
No Result
View All Result

Thực trạng của vấn đề tự tử và các dấu hiệu tự tử ở trẻ em và trẻ vị thành niên

Kim Anh by Kim Anh
October 26, 2020
in Tâm bệnh học
0 0
0

Thực trạng ở thế giới và tại Việt Nam.

Theo như Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO (n.d.), hằng năm có gần 800.000 người chết vì tự tử. Điều này có nghĩa là cứ mỗi 40 giây, một người sẽ tự tước đi mạng sống của chính mình. Tự tử là một hành vi có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, nhưng gần đây, có một hồi chuông đáng cảnh báo cho các bậc cha mẹ. Đó là độ tuổi của người có hành vi tự tử ngày càng trẻ hóa.

Theo WHO (n.d.), số ca tự tử ở người trẻ (nhỏ nhất là 10 tuổi, ở hai giới tính) trên phạm vi toàn cầu năm 2016, là 62.118. Ở Việt Nam, con số này khá thấp theo dữ liệu của WHO với 1.8/100.000 người năm 2016. Con số này có vẻ khá ít khi so sánh với các nước khác, nhưng theo một nghiên cứu tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ vị thành niên mắc trầm cảm chiếm 26.3%, trẻ suy nghĩ về cái chết là 6,3%,  trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8% (Bệnh viện nhi trung ương, 2020).

Rối loạn hành vi tự sát và chẩn đoán trong DSM-5.

Theo Beacon (2017), trong những năm gần đây, hành vi tự tử đã không còn được xem là một triệu chứng của chứng trầm cảm hoặc rối loạn nhân cách ranh giới, mà được tách ra thành một dạng rối loạn riêng biệt.

Trong DSM-5 (bản hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm lý) (Beacon, 2017), Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ (APA) đã phân biệt giữa hành vi thử tự sát (attempted suicide), ý nghĩ về tự sát (suicidal ideation) và hành vi tự gây hại bản thân nhưng không phải tự sát (non-suicidal, self-injurious behavior).

Nhận biết được định nghĩa của các hành vi này rất quan trọng trong việc giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề mà trẻ gặp phải.

  • Hành vi thử tự sát là hành vi cố tình hủy hoại bản thân với mục đích rõ ràng là cái chết.
  • Ý nghĩ về tự sát là những suy nghĩ, cân nhắc hoặc kế hoạch để tự sát.
  • Và hành vi tự gây hại bản thân nhưng không phải tự sát là hành vi tiêu cực như cứa tay hay tự đánh bản thân nhưng mục đích cuối cùng không phải là cái chết.

Các dấu hiệu tự tử ở trẻ em và trẻ vị thành niên.

Tự tử có thể được phân loại thành 2 dạng là chủ động và bị động. Theo Rudlin – tác giả của bài viết ‘Thấu hiểu ý định tự tử ở trẻ vị thành niên’ trên trang Very Well Mind (2020), tự tử bị động bao gồm các ý tưởng mơ hồ về việc tự kết liễu. Tự tử thường được xem là một cách khả thi để kết thúc những nỗi đau nhưng chưa có hành động nào được đưa ra cả. Ngược lại, tự tử chủ động bao gồm việc suy nghĩ dai dẳng đến hành vi tự tử và liên tục cảm thấy bất lực. Khi ý định tự tử ở dạng chủ động, trẻ sẽ bắt đầu có các hành vi để hiện thực hóa ý định này.

Vì có trẻ sẽ thể hiện ý định tự tử ra bên ngoài, và có trẻ sẽ chỉ lẳng lặng thực hiện nó, việc tinh ý nhận ra các dấu hiệu ở trẻ là một điều quan trọng trong quá trình ngăn chặn hành vi tiêu cực này. Theo trang Childmind (Ehmke, n.d.), Rudlin (2020) và bệnh viện Mayo Clinic (2019), các dấu hiệu đáng quan tâm bao gồm:

  • Tự tách biệt khỏi gia đình và bạn bè.
  • Có vấn đề hoặc rối loạn với hoạt động ăn uống và giấc ngủ.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường.
  • Có hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
  • Kết quả học tập sa sút.
  • Tăng tần suất sử dụng chất gây nghiện hoặc bia rượu.
  • Cho đi những đồ vật cá nhân.
  • Hay nói về cảm giác chán nản, bất lực hoặc bị mắc kẹt.
  • Hay nói đến cảm giác là gánh nặng cho người khác hoặc không thuộc về nơi nào.
  • Hay nói về ý định tự tử hoặc muốn chết.
  • Nói về việc từ biệt tất cả mọi người.
  • Viết hoặc vẽ nội dung liên quan đến tự tử hoặc đóng giả vai liên quan đến cái chết.

Hãy nhớ rằng bạn không hề ‘một mình’ trên chặng đường giúp đỡ con trẻ vượt qua ý định tự tử, hãy tìm đến các nhà chuyên môn tâm lý kịp thời để giúp trẻ vượt qua những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.

Một số người có thể không muốn tìm đến sự chẩn đoán từ các tâm lý gia vì nỗi sợ bị kỳ thị, tuy nhiên, việc chẩn đoán là một bước quan trọng cho quy trình điều trị và đẩy lùi chứng rối loạn tâm lý mà bạn gặp phải. Việc chẩn đoán không phải là gắn nhãn cho một vấn đề, mà là tìm hiểu các khía cạnh của vần đề, khám phá các giải pháp và hướng điều trị hiệu quả, từ đó, giúp bạn lấy lại sự kiểm soát và hạnh phúc trong cuộc sống.

Kendra Cherry

Nguồn tham khảo:

Beacon. (October 10, 2017). What is suicidal behavior disorder?. Retrieved from: https://www.jys.org/what-is-suicidal-behavior-disorder/

Ehmke, R. (n.d.). Signs a child might be suicidal. Retrieved from: https://childmind.org/article/signs-a-child-might-be-suicidal/

Mayo Clinic. (February 06, 2019). Teen suicide: What parents need to know. Retrieved from: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/tween-and-teen-health/in-depth/teen-suicide/art-20044308

Rudlin, K. (March 26, 2020). Understanding Suicidal Ideation in Teens. Retrieved from: https://www.verywellmind.com/suicidal-ideation-defined-2611328.

Vietnamnet. (September 13, 2019). Thanh thiếu niên châu Á tự tử vì áp lực: Ấn Độ nhiều nhất, Việt Nam bị “xướng” tên. Retrieved from: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/thanh-thieu-nien-chau-a-tu-tu-vi-ap-luc-an-do-nhieu-nhat-viet-nam-bi-xuong-ten-567044.html

WHO, (n.d.). Suicide data. Retrieved from: https://www.who.int/mental_health/prevention/suicide/suicideprevent/en/

Cảm ơn bạn đã ghé Miền An Trú, cùng đọc thêm các bài khác trên trang nhé. Happy reading !

*Bài viết này chỉ có tính chất tham khảo và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y tế.

ShareShare
Previous Post

Chúng ta ai cũng cần sự giúp đỡ

Next Post

Thang tự đánh giá trầm cảm, lo âu & căng thẳng (bảng 42 câu hỏi – DASS 42)

Kim Anh

Kim Anh

Một người thích viết và chia sẻ về chủ đề tâm lý, phát triển bản thân, tâm linh và chữa lành. Mục đích cốt yếu là để sống như tiến sĩ David R. Hawkins đã nói "Khi phát hiện ra thứ có khả năng loại bỏ đau khổ thì ta có trách nhiệm chia sẻ để nó giúp người khác". Hoan hỷ chào mừng và làm quen cùng bạn.

Related Posts

trầm cảm tuổi già
Kiến thức khác

Những điều nên biết về sức khỏe tâm thần của người cao tuổi

July 9, 2021
sức khỏe tâm thần của người trưởng thành
Kiến thức khác

Những điều nên biết về sức khỏe tâm thần của người trưởng thành

July 9, 2021
Những sự hiểu lầm xoay quanh các rối loạn tâm lý/tâm thần (P1)
Kiến thức khác

Những sự hiểu lầm xoay quanh các rối loạn tâm lý/tâm thần (P2)

July 8, 2021
stress/căng thẳng
Kiến thức khác

Hiểu về stress (căng thẳng)

June 23, 2021
Những sự hiểu lầm xoay quanh các rối loạn tâm lý/tâm thần (P1)
Kiến thức khác

Những sự hiểu lầm xoay quanh các rối loạn tâm lý/tâm thần (P1)

May 20, 2021
Hiểu về sức khỏe tinh thần của trẻ em
Kiến thức khác

Hiểu về sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên

April 21, 2021
Next Post
Thang tự đánh giá trầm cảm, lo âu & căng thẳng (bảng 42 câu hỏi – DASS 42)

Thang tự đánh giá trầm cảm, lo âu & căng thẳng (bảng 42 câu hỏi - DASS 42)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder – OCD)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder - OCD)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder – OCD)

Nguyên nhân dẫn đến ý định tự tử ở trẻ em và cách hỗ trợ trẻ

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder – OCD)

Sự khác nhau giữa hành động tự làm hại bản thân (self harm) và tự tử (suicide) ở người trẻ

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Facebook của mình.
Chào mừng bạn về MAT.

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

No Result
View All Result
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
error: Content is protected !!