Miền An Trú
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
No Result
View All Result
No Result
View All Result

LGBTQI+ có phải là bệnh không và khác với muộn phiền giới tính như thế nào?

Kim Anh by Kim Anh
April 15, 2021
in Hiểu về LGBTQI+
0 0
0

Rất nhiều người khi phát hiện ra xu hướng tính dục của bản thân đã hoang mang và lo lắng liệu đó có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó không, và liệu trong tâm lý có chẩn đoán nào liên quan đến cộng đồng LGBTQI+ không? Mình sẽ giúp bạn giải đáp hai câu hỏi này bên dưới nhé.

LGBTQI+ có phải là lệch lạc giới tính, có phải là bệnh và cần chữa trị không?

Lịch sử thế giới đã ghi nhận cộng đồng LGBTQI+ từng được ví với ‘quỷ dữ’ và trong ngành tâm lý, một số nhà trị liệu đã từng xem đồng tính là một căn bệnh cần phải chữa trị. Nhưng khi xã hội và khoa học phát triển, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ đã đồng ý rằng đồng tính hay lưỡng tính không phải là một căn bệnh rối loạn tâm thần. 

Những hành vi đồng tính hay dị tính là những khía cạnh tình dục bình thường của con người và đã được ghi chép lại qua rất nhiều thời đại cũng như ở các nền văn hóa khác nhau. Bất chấp những định kiến đang lan truyền ngoài xã hội, những nghiên cứu lâm sàng trong ngành y truyền thống và các tổ chức sức khỏe tâm thần đã cho thấy những xu hướng tính dục là những trải nghiệm bình thường của con người. Và vì thế, các tổ chức truyền thống đã bỏ việc phân loại đông tính là một dạng rối loạn tâm thần (APA, 2008).

LGBTQI+ khác với muộn phiền giới tính/bức bối giới (gender dysphoria) như thế nào? 

Như bạn đã biết, đồng tính không phải là một dạng rối loạn tâm thần, tuy nhiên, trong cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần tái bản lần thứ 5 (DSM-V), có một trạng thái mà phần lớn người chuyển giới (Transgender) sẽ trải qua và nên được chữa trị đó là muộn phiền giới tính (gender dysphoria). 

Trước đây, muộn phiền giới tính có tên gọi là rối loạn nhận định giới/bản dạng giới (gender identity disorder), nhưng qua một thời gian nghiên cứu, các nhà tâm lý học không coi đây là một dạng rối loạn nữa nên họ đổi từ ‘rối loạn’ (disorder) sang ‘sự muộn phiền’ (dysphoria) (Koh, 2012).  

Sự muộn phiền giới tính xảy ra khi một người được sinh ra với một giới tính nhất định và họ cảm thấy không thoải mái hoặc bực bội với giới tính đó. Có thể nói việc không thoải mái với giới tính KHÔNG phải là vấn đề, mà hậu quả như lo lắng, trầm cảm, lo âu từ chính sự không thoải mái này mới là điều đáng quan tâm và giải quyết (Turban, 2020). Và một số giải pháp để giải quyết sự muộn phiền này có thể kể đến như: đổi tên họ theo giới tính mong muốn, đổi thông tin trên các giấy tờ tùy thân, tiêm hóc môn ức chế dậy thì hoặc thúc đẩy phát triển theo giới tính mong muốn, và phẫu thuật chuyển sang giới tính mong muốn. 

So với người trải qua sự muộn phiền giới tính, người đồng tính có thể không có mong muốn thay đổi giới tính của họ. Và những triệu chứng của muộn phiền giới tính có thể diễn ra rất sớm (2-3 tuổi) (MSD manuals, n.d.), ví dụ như: 

  • Hay bận đồ của giới khác.
  • Nhấn mạnh việc thuộc về giới khác.
  • Có ước muốn sau khi thức dậy sẽ trở thành người giới khác.
  • Có thiên hướng tham gia các hoạt động của giới khác.
  • Cảm thấy không thoải mái và tiêu cực với bộ phận sinh dục của mình.

Nguồn tham khảo:

American Psychology Association (APA), (2014). Transgender People, Gender Identity and Gender Expression. Retrieved from: https://www.apa.org/topics/lgbt/transgender

Koh J, (2012). The history of the concept of gender identity disorder. Seishin Shinkeigaku Zasshi, 114(6), tr. 673-680. PMID: 22844818.

MSD manuals, (n.d). Rối loạn phân định giới tính và Chuyển giới. Retrieved from: https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n/t%C3%ACnh-d%E1%BB%A5c,-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-ph%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%8Bnh-gi%E1%BB%9Bi-t%C3%ADnh,-v%C3%A0-l%E1%BB%87ch-l%E1%BA%A1c-t%C3%ACnh-d%E1%BB%A5c/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-ph%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%8Bnh-gi%E1%BB%9Bi-t%C3%ADnh-v%C3%A0-chuy%E1%BB%83n-gi%E1%BB%9Bi

Cảm ơn bạn đã ghé Miền An Trú, cùng đọc thêm các bài khác trên trang nhé. Happy reading !

Tags: gender dysphoriaLGBT có phải là bệnhlgbtqi
ShareShare
Previous Post

Video thứ 9: Đứng yên nhìn đời đổi thay

Next Post

Hiểu về sức khỏe tinh thần của trẻ em

Kim Anh

Kim Anh

Một người thích viết và chia sẻ về chủ đề tâm lý, phát triển bản thân, tâm linh và chữa lành. Mục đích cốt yếu là để sống như tiến sĩ David R. Hawkins đã nói "Khi phát hiện ra thứ có khả năng loại bỏ đau khổ thì ta có trách nhiệm chia sẻ để nó giúp người khác". Hoan hỷ chào mừng và làm quen cùng bạn.

Related Posts

cộng đồng lgbt việt nam
Hiểu về LGBTQI+

Khó khăn trong tâm lý của cộng đồng LGBTQI+ và các bậc cha mẹ

July 6, 2021
cộng đồng lgbt
Hiểu về LGBTQI+

Come out là gì? Và làm sao nhận biết bản thân là LGBTQI+?

July 6, 2021
cộng đồng lgbt việt nam
Hiểu về LGBTQI+

Xu hướng tính dục (sexual orientation) và bản dạng giới (gender identity) là gì?

June 2, 2021
Định nghĩa của từng chữ trong cụm từ ‘LGBTQI’
Hiểu về LGBTQI+

LGBTQI+ tại Việt Nam & sự thay đổi từ xã hội trong việc chấp nhận cộng đồng LGBTQI trên thế giới.

May 20, 2021
Định nghĩa của từng chữ trong cụm từ ‘LGBTQI’
Hiểu về LGBTQI+

Định nghĩa của từng chữ trong cụm từ ‘LGBTQI’

April 6, 2021
Next Post
trẻ em

Hiểu về sức khỏe tinh thần của trẻ em

Video thứ 10: Học làm cha làm mẹ

Video thứ 10: Học làm cha làm mẹ

Sharing về sống tích cực tại Geek Up

Sharing về sống tích cực tại Geek Up

Hiểu về sức khỏe tinh thần của trẻ em

Hiểu về sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Facebook của mình.
Chào mừng bạn về MAT.

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

No Result
View All Result
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
error: Content is protected !!