Miền An Trú
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
No Result
View All Result
No Result
View All Result
trẻ em

Hiểu về sức khỏe tinh thần của trẻ em

Kim Anh by Kim Anh
April 15, 2021
in Kiến thức khác, Tâm bệnh học
0 0
0

Sức khỏe tinh thần (mental health) hiện nay là một phần không thể thiếu khi ta nhắc đến sức khỏe tổng thể của một con người – bao gồm cả sức khỏe thể chất. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới – WHO (n.d.), sức khỏe tinh thần “là một trạng thái khỏe mạnh, vui vẻ mà trong đó mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng”.

Các rối loạn tâm lý/tâm thần (psychological disorder/mental disorder/psychiatric disorder) được định nghĩa là những khuôn mẫu hành động hay những triệu chứng tâm lý như thay đổi trong cảm xúc và suy nghĩ, gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống (học tập, sinh hoạt, làm việc, cống hiến…) (Cherry, 2020 & Parekh, 2018).  

SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA TRẺ EM BAO GỒM NHỮNG ĐIỀU GÌ?

Cũng như người trưởng thành, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần và mắc phải các rối loạn tâm lý/tâm thần. Khi rơi vào tình trạng đó, trẻ thường có biểu hiện như gặp khó khăn trong học tập, cách ứng xử và kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra, trẻ có thể có thái độ chống đối, thể hiện sự sợ hãi và lo lắng. Để có thể được chẩn đoán về rối loạn tâm lý/tâm thần, các triệu chứng của trẻ phải kéo dài trong một thời gian đủ lâu (ví dụ liên tục 2 tuần), và gây ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày như học tập, vui chơi và sinh hoạt (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 2021). 

Cũng theo CDC (2021), sức khỏe tinh thần không chỉ bao gồm sự vắng mặt của các rối loạn tâm lý. Vì giữa các trẻ không có rối loạn tâm lý, vẫn có sự khác nhau trong cách các em sinh hoạt, và với các trẻ có rối loạn tâm lý, các em này cũng có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, ví dụ như trong cách các em phát triển và ứng phó, và trong chất lượng sống. Vì thế, sức khỏe tinh thần của trẻ nên được hiểu theo một hướng toàn diện. Sức khỏe tổng thể và bảng chẩn đoán rối loạn tâm lý sẽ là 2 yếu tố ta cần để đánh giá sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Theo như trong nghiên cứu về “Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam” của Quỹ UNICEF năm 2018, các tài liệu thống kê cho thấy ‘tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung đối với trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam dao động từ 8% đến 29% và khác nhau theo tỉnh, giới tính, đặc điểm người trả lời và tùy thuộc vào phương pháp nghiên cứu”. 

Ngoài ra, “một khảo sát dịch tễ học gần đây trên mẫu đại diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh/thành cho thấy tỷ lệ trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em khoảng 12%, đồng nghĩa với việc hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần” (UNICEF, 2018).

MỘT SỐ RỐI LOẠN TÂM LÝ/TÂM THẦN PHỔ BIẾN Ở TRẺ EM 

Theo trang CDC (2021), một số rối loạn tâm lý/tâm thần ở trẻ em bao gồm:

  • Lo âu và trầm cảm
  • Tăng động giảm chú ý ở trẻ em (ADHD)
  • Rối loạn thách thức chống đối (ODD – oppositional defiant disorder)
    Rối loạn cư xử (conduct disorder)
  • Hội chứng Tourette
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
  • Tâm thần phân liệt (Schizophrenia)

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY RA CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ/TÂM THẦN Ở TRẺ EM.

Theo nghiên cứu của Quỹ UNICEF về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam năm 2018 (Unicef, 2018), các yếu tố nguy cơ được chia ra làm 4 cấp độ, bao gồm 2-3 nguyên nhân đáng chú ý trong từng nhóm. 

Cấp độ cá nhân: ở cấp độ này có 3 yếu tố có thể kể đến như: (1) sự cô lập/tự cô lập về cảm xúc, (2) sử dụng quá nhiều các công nghệ hiện đại và những nguy cơ của các hành vi nghiện trực tuyến, và (3) những quan niệm tiêu cực về đặc điểm thể chất vị thành niên (ngoại hình, cân nặng, chu kỳ kinh nguyệt…). 

Cấp độ gia đình: ở cấp độ này có 3 yếu tố như: (1) nguyên tắc gia đình quá nghiêm ngặt (đặc biệt liên quan đến thành tích học tập và kết hôn), (2) gia đình nghèo hoặc đang trong tình trạng kinh tế – xã hội giảm sút, và (3) những căng thẳng trong hộ gia đình.

Cấp độ nhà trường: ở cấp độ này cũng có 3 yếu tố như: (1) căng thẳng do học tập, (2) thiếu sự hỗ trợ và/hoặc môi trường học đường bất ổn, và (3) gặp trở ngại trong các mối quan hệ tình cảm. 

Cấp độ cộng đồng: ở cấp độ này cũng có 3 yếu tố như: (1) dễ dàng tiếp cận các chất độc hại, (2) sự hạn chế trong tiếp cận các cơ hội kinh tế, và (3) phải đương đầu với những chuẩn mực có hại. 

Ngoài ra, di truyền qua gen từ ông bà/bố mẹ cũng có thể là một yếu tố gây ra rối loạn tâm lý/tâm thần ở trẻ (Casarella, 2020).

CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ/TÂM THẦN Ở TRẺ EM CÓ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC KHÔNG?

Khi trẻ được chẩn đoán với một (hay nhiều) rối loạn tâm lý/tâm thần, điều đó sẽ ảnh hưởng đến không chỉ trẻ mà còn có gia đình của trẻ. Một tin đáng mừng là hầu hết các rối loạn ở trẻ đều có thể được điều trị và kiểm soát (CDC, 2021). Có rất nhiều sự lựa chọn về phương pháp điều trị đã đạt được những kết quả lâm sàng khả quan. 

Khi bước vào quá trình điều trị, sự hợp tác giữa nhiều bên là rất cần thiết: gia đình, bác sỹ/chuyên viên, giáo viên, huấn luyện viên hay nhà trị liệu. Những sự hỗ trợ này đi cùng với sự chẩn đoán sớm sẽ rất hữu ích cho trẻ trong quá trình hồi phục (CDC, 2021).

CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ?

Bậc cha mẹ: bạn là người hiểu con của mình nhất. Hãy cung cấp những thông tin về hoạt động sinh hoạt, học tập hay vui chơi của trẻ cho các chuyên gia sức khỏe khi cần thiết. 

Người trẻ: hãy quan tâm hơn đến sức khỏe tinh thần của chính bạn. Nếu bạn thấy lo lắng, buồn bã, hay giận dữ, đừng lo sợ mà hãy tìm đến một nơi/người an toàn và tin cậy để nói ra và giải tỏa.

Chuyên gia sức khỏe: Sự chẩn đoán sớm và phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng. Bạn phải luôn tìm tòi và cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích cho các bên liên quan để giúp trẻ hồi phục tốt hơn. 

Giáo viên/ban giám hiệu nhà trường: Sự phát hiện sớm về các khó khăn trong tâm lý ở trẻ khi nhập học sẽ giúp ta biết trẻ có đang cần sự giúp đỡ không. Hãy làm việc với gia đình và các chuyên gia sức khỏe khi bạn cảm thấy sức khỏe tinh thần của trẻ đang không ổn. 

Một số người có thể không muốn tìm đến sự chẩn đoán từ các tâm lý gia vì nỗi sợ bị kỳ thị, tuy nhiên, việc chẩn đoán là một bước quan trọng cho quy trình điều trị và đẩy lùi chứng rối loạn tâm lý mà bạn gặp phải. Việc chẩn đoán không phải là gắn nhãn cho một vấn đề, mà là tìm hiểu các khía cạnh của vần đề, khám phá các giải pháp và hướng điều trị hiệu quả, từ đó, giúp bạn lấy lại sự kiểm soát và hạnh phúc trong cuộc sống.

Kendra Cherry

Nguồn tham khảo:

Casarella, J. (September 27, 2020). Mental illness in children. Retrieved from: www.webmd.com/mental-health/mental-illness-children

Centers for disease control and prevention (CDC), (January 26, 2021). What is children’s mental health?. Retrieved from: www.cdc.gov/childrensmentalhealth/basics.html

Cherry, K. (March 19, 2020). A List of Psychological Disorders. Retrieved from: www.verywellmind.com/a-list-of-psychological-disorders-2794776

Parekh, R. (August, 2018). What Is Mental Illness? Retrieved from: www.psychiatry.org/patients-families/what-is-mental-illness

World Health Organization, (n.d.). Mental health. Retrieved from: www.who.int/research-observatory/analyses/mentalhealth/en/

UNICEF, (February, 2018). Báo cáo Nghiên cứu về Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại Việt Nam. Retrieved from: www.unicef.org/vietnam/vi/reports/báo-cáo-nghiên-cứu-về-sức-khỏe-tâm-thần-và-tâm-lý-xã-hội-của-trẻ-em-và-thanh-niên-tại-việt

*n.d. = no date (bài viết không đề cập đến ngày tháng xuất bản)

Cảm ơn bạn đã ghé Miền An Trú, cùng đọc thêm các bài khác trên trang nhé. Happy reading !

*Bài viết này chỉ có tính chất tham khảo và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y tế.

Tags: các rối loạn tâm lý ở trẻsức khỏe tinh thần trẻ em
ShareShare
Previous Post

LGBTQI+ có phải là bệnh không và khác với muộn phiền giới tính như thế nào?

Next Post

Video thứ 10: Học làm cha làm mẹ

Kim Anh

Kim Anh

Một người thích viết và chia sẻ về chủ đề tâm lý, phát triển bản thân, tâm linh và chữa lành. Mục đích cốt yếu là để sống như tiến sĩ David R. Hawkins đã nói "Khi phát hiện ra thứ có khả năng loại bỏ đau khổ thì ta có trách nhiệm chia sẻ để nó giúp người khác". Hoan hỷ chào mừng và làm quen cùng bạn.

Related Posts

nghiện game online
Kiến thức khác

Hệ quả của việc nghiện game online đối với thanh thiếu niên

July 15, 2021
nghiên game online
Kiến thức khác

Chứng nghiện game trên máy tính

July 11, 2021
trầm cảm tuổi già
Kiến thức khác

Những điều nên biết về sức khỏe tâm thần của người cao tuổi

July 9, 2021
sức khỏe tâm thần của người trưởng thành
Kiến thức khác

Những điều nên biết về sức khỏe tâm thần của người trưởng thành

July 9, 2021
Những sự hiểu lầm xoay quanh các rối loạn tâm lý/tâm thần (P1)
Kiến thức khác

Những sự hiểu lầm xoay quanh các rối loạn tâm lý/tâm thần (P2)

July 8, 2021
Chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid
Kiến thức khác

7 cách chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid-19

June 26, 2021
Next Post
Video thứ 10: Học làm cha làm mẹ

Video thứ 10: Học làm cha làm mẹ

Sharing về sống tích cực tại Geek Up

Sharing về sống tích cực tại Geek Up

Hiểu về sức khỏe tinh thần của trẻ em

Hiểu về sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên

3 bộ lọc: Sự thật (Truth) – Tốt đẹp (Goodness) – Có Ích (Usefulness)

3 bộ lọc: Sự thật (Truth) - Tốt đẹp (Goodness) - Có Ích (Usefulness)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Facebook của mình.
Chào mừng bạn về MAT.

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

No Result
View All Result
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
error: Content is protected !!