Miền An Trú
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
No Result
View All Result
No Result
View All Result

Giật mình, tỉnh thức, giác ngộ

Kim Anh by Kim Anh
June 17, 2021
in Chia sẻ về phát triển bản thân, Review sách & phim
0 0
0

Với cá nhân mình, đây là 3 giai đoạn mình đã và sẽ tiếp tục trải qua để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mà mình nghĩ ai cũng sẽ gặp trong cuộc sống, đó là “TÔI LÀ AI VÀ TÔI ĐẾN VỚI CUỘC ĐỜI NÀY ĐỂ LÀM GÌ?” Nếu đây không phải là thời điểm phù hợp để ta tự hỏi câu hỏi này, thì mình không biết là bao giờ nữa.

TÌM KIẾM BẢN THÂN TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC.

Sau giai đoạn ‘giật mình’ trong nghề nghiệp, mình đã tìm ra con đường thích hợp với sở thích, khả năng, và một niềm tin ‘ừ, mình có thể làm nó trong 20-30 năm tới một cách say mê’.

Những kiến thức về tâm lý xã hội cho mình biết, mình không thể phát triển và hạnh phúc nếu hoạt động đơn lẻ. Để có thể biết khả năng, vị trí, chức vụ, quyền lợi, hay nhiệm vụ của mình nằm ở đâu trên ‘bản đồ lao động’, mình cần phải dựa vào một cái thang chuẩn để so sánh. Và cái thang này là kết quả của việc gom góp nhiều đặc tính của nhiều cá nhân, từ đó phân tích để tạo ra một cái thang chuẩn, có thể sử dụng cho nhiều người.

So sánh bản thân với người khác – đó là một cách để mình khai thác những danh từ hay tính từ mô tả về tính cách hay nhân cách của mình. Để có sự so sánh, mình phải tương tác, thậm chí là tương tác nhiều để mong tìm ra những đặc tính mình chưa nghe hay thấy bao giờ. Tất nhiên, tất cả sự tương tác đều đến với một cái giá nào đó, như một dạng năng lượng trả lại.

Tương tác với đồng loại giúp mình hiểu ra mình cần phải làm gì để thích nghi và phát triển trong môi trường hiện tại. Nhưng mình bị choáng ngợp với những gì mình đang thấy, đang cảm nhận và đang trải nghiệm, với tất cả những dữ liệu, sự kiện trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Mình GIẬT MÌNH vì mình là sinh vật mâu thuẫn quá đỗi. Một thực thể luôn chất chứa nhiều sự đối nghịch, từ tư duy, niềm tin đến hành vi thể hiện ra ngoài.

Tìm kiếm bản thân trong sự tương tác với người khác đã giúp mình nhìn ra những mặt tốt, mặt xấu, mặt tiềm năng, mặt hạn chế của loài người.

Cho dù chúng ta có xây nên bao nhiêu khái niệm để mô tả về cuộc sống hiện tại, về giàu nghèo, về sắc tộc, về tôn giáo, về xấu đẹp, về văn minh…HÃY LUÔN NHỚ RẰNG BÊN TRONG CHÚNG TA LÀ MỘT, MỘT GIỐNG LOÀI GIỐNG NHAU VỀ BẢN CHẤT (ai mà không có một linh hồn và một thể xác, dù thiếu hay dư, với từng đó cơ quan nội tạng!?).

Mình đang tự hỏi, mình phải hay nên tìm hiểu thêm điều gì về giống loài của mình đây khi mình có thể biết, hoặc ngay cả hiểu, một ai đó bằng cách nhìn vào mục đích đứng sau hành động của họ?

TÌM KIẾM BẢN THÂN TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC LOÀI KHÁC.

Sự tương tác với con người chưa đủ ý nghĩa để mình thật sự sống hạnh phúc. Trong vòng xoay của các nhu cầu sinh tồn, ăn uống, giải trí, vật chất, tiện nghi, mình mệt. Mệt vì có nhiều niềm tin đã được vẽ vời một cách không cần thiết, gây chia rẽ và có phần nhạt nhòa về mặt ý nghĩa.

Mình cần một ‘cái thang khác’, một mối liên hệ khác với một thứ khác không phải là con người. Và THIÊN NHIÊN chính là một đối tượng phù hợp tuyệt vời.

Những ai trên hành trình khám phá về khía cạnh tâm linh KHÔNG THỂ NÀO BỎ QUA SỰ TƯƠNG TÁC VỚI THIÊN NHIÊN.

Kiến thức về văn hóa cổ xưa đã cho thấy, thời kỳ con người chưa phát triển nhiều về óc lý luận, óc tư duy, tổ tiên ta đã xem thiên nhiên là một ‘nơi đáng sợ’ và đáng được tôn sùng. Đó là lý do mà ta có Thần Rừng, Thần Sông, Thần Suối và nhiều loại thần thiên nhiên khác.

Liệu ta có thể vỗ ngực nói rằng ‘Ta đã hiểu ta là ai rồi’ khi chưa trả lời được câu hỏi ‘ta và thiên nhiên có mối liên hệ ra sao” không?

Trong thời kỳ đại dịch này, ta là mắt xích nào, là yếu tố nào trong việc để lan truyền đại dịch. Khí hậu ấm lên, tầng Ozone có nguy cơ thủng, nhựa từ lưới đánh cá, sản phẩm sinh hoạt hằng ngày xuất hiện đầy trong đại dương nay có thể đi vào máu của ta qua những hạt vi nhựa, rừng mất đi khiến 1 số động vật hoang dã phải vào nhà dân ‘xin ăn’, ôm mộng thuần chủng con của thiên nhiên, ôm mộng làm bá chủ…

Hơn ai hết, chính chúng ta cũng đã và đang ngày đêm nghiên cứu những máy móc giúp chữa trị những căn bệnh do chính chúng ta đã khởi đầu.

GIẬT MÌNH vì thật sự chúng ta không cần quá nhiều thứ để có thể duy trì sự sống một cách cơ bản.

Hãy thật sự đong đếm lại xem, bạn cần bao nhiêu thức ăn, nước uống, quần áo hay vật dụng trong một ngày sinh hoạt, để có thể duy trì sự sống ở mức ổn định chứ không phải là tiện nghi?

Ý nghĩa hay không là do ta, nếu ý nghĩa mà phải đánh đổi bằng sức khỏe, thì đó là ý nghĩa gì?

XEM GÌ ĐỂ GIẬT MÌNH, TỈNH THỨC VÀ GIÁC NGỘ?

Tất nhiên không tự nhiên mà mình lại quan tâm đến những thứ như trên, tất cả đều là những cơ duyên đủ chín muồi hợp lại. Mình không mộng thay đổi thế giới, vì thế giới sẽ chẳng thay đổi nếu mình chưa thay đổi.

Mình hy vọng covid đã cho mọi người thấy một sự thật, rằng dù mọi người có nghĩ bản thân tệ hại, vô dụng như thế nào đi nữa, thì mỗi người đều có sức ảnh hưởng nhất định đến người khác. Đừng ngại thay đổi và lan tỏa nếu sự thay đổi đó là tích cực. 1 người lan đến 5 người, trong 5 người mỗi người lan đến 5 người khác.

Chúng ta hoàn toàn CÓ QUYỀN được sống, tự do, và PHẢI QUAN TÂM đến những vấn đề mà không một quốc gia nào có thể làm một mình được. Một đất nước đau thì các nước khác cũng phải xem chừng, vì ta có chung một bầu không khí, một nguồn nước, một nguồn khoáng sản, một nguồn động thực vật – đó là của thiên nhiên.

Mình đã tìm thấy thật nhiều niềm vui, ý nghĩa, cả sự xấu hổ, tủi nhục, thương xót, giận dữ và tỉnh thức, giác ngộ trong suy nghĩ và tư duy với các bộ phim tài liệu này, tất cả đều về thiên nhiên. Mình hy vọng mọi người cũng sẽ khơi lại được một điều gì đó tồn tại đã lâu trong trí não, về ý nghĩa thực sự của việc sống với tư cách là một giống loài – bên cạnh các loài khác, trên trái đất.

Hãy xem cùng gia đình, cùng bạn bè, cùng thầy cô, cùng người yêu, cùng đội nhóm, hay cùng người lạ.

Cảm ơn bạn đã ghé Miền An Trú, cùng đọc thêm các bài khác trên trang nhé. Happy reading !

Tags: living in the future's pastphim tài liệu về thiên nhiêntales by light
ShareShare
Previous Post

Trí tuệ (wisdom) và trí thông minh (intelligence).

Next Post

“Greta Thunberg và lời kêu gọi ‘hỗn hào’ của thế hệ tôi về môi trường”

Kim Anh

Kim Anh

Một người thích viết và chia sẻ về chủ đề tâm lý, phát triển bản thân, tâm linh và chữa lành. Mục đích cốt yếu là để sống như tiến sĩ David R. Hawkins đã nói "Khi phát hiện ra thứ có khả năng loại bỏ đau khổ thì ta có trách nhiệm chia sẻ để nó giúp người khác". Hoan hỷ chào mừng và làm quen cùng bạn.

Related Posts

Chia sẻ về phát triển bản thân

“CÓ ĐI TU KHÔNG VẬY?”

September 27, 2021
trái tim
Chia sẻ về phát triển bản thân

NHU CẦU CỦA TRÁI TIM

September 12, 2021
death
Chia sẻ về phát triển bản thân

THE WAY I SEE DEATH – CÁCH MÌNH NHÌN CÁI CHẾT

August 17, 2021
climate change
Chia sẻ về phát triển bản thân

“Greta Thunberg và lời kêu gọi ‘hỗn hào’ của thế hệ tôi về môi trường”

June 18, 2021
Trí tuệ (wisdom) và trí thông minh (intelligence).
Chia sẻ về phát triển bản thân

Trí tuệ (wisdom) và trí thông minh (intelligence).

June 5, 2021
Sang Chấn Tâm Lý - Hiểu Để Chữa Lành
Review sách & phim

Review sách ‘Sang Chấn Tâm Lý – Hiểu Để Chữa Lành’

June 1, 2021
Next Post
climate change

"Greta Thunberg và lời kêu gọi 'hỗn hào' của thế hệ tôi về môi trường"

covid và trẻ em

Tác động của giãn cách xã hội do Covid và các cách chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên

stress/căng thẳng

Hiểu về stress (căng thẳng)

Chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid

7 cách chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid-19

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Facebook của mình.
Chào mừng bạn về MAT.

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

No Result
View All Result
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
error: Content is protected !!