Miền An Trú
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
No Result
View All Result
No Result
View All Result
nghiện game online

Hệ quả của việc nghiện game online đối với thanh thiếu niên

Kim Anh by Kim Anh
July 15, 2021
in Kiến thức khác
0 0
0

Ở bài trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu qua các triệu chứng và cách điều trị chứng nghiện game. Ở bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về các tác động của việc nghiện game online lên lứa tuổi thanh thiếu niên (13-20 tuổi). Cũng xin lưu ý là tác động của chơi game không chỉ có tiêu cực mà còn có tích cực, vậy nên chúng ta cần phải cân nhắc đến cả 2 yếu tố này trong việc chẩn đoán.   

Nghiện game có được xem là một dạng rối loạn tâm thần trong DSM-5 (bản hướng dẫn phân loại các rối loạn tâm lý, cảm xúc & tinh thần) không?

Từ khi DSM-5 được xuất bản vào năm 2013, nghiện game online vẫn chưa chính thức được xem là một dạng rối loạn tâm thần. Chứng nghiện game này được liệt kê vào danh mục ‘đề xuất nghiên cứu thêm’ cùng với rối loạn sử dụng caffeine và một số loại rối loạn khác (Parekh, 2018).  

Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm, chúng ta có thể cần phải lo lắng hoặc để ý đến những người thân của mình khi việc nghiện game online gây ra sự muộn phiền hoặc sự thiệt hại đáng kể về thể chất và tinh thần của người chơi. Tuy được liệt vào mục cần được nghiên cứu thêm, tài liệu DSM-5 cũng chỉ ra một số triệu chứng của việc nghiện game online như sau:

  • Dành nhiều thời gian để chơi game
  • Có những phản ứng tiêu cực khi không thể chơi game hoặc bị ngăn cấm (buồn bã, giận dữ, nổi nóng)  
  • Có sức chịu đựng, có mong muốn dành nhiều thời gian để thõa mãn việc chơi game
  • Không có khả năng giảm giờ chơi hoặc không thể bỏ game được
  • Từ bỏ các hoạt động xã hội khác, mất sự hứng thú vào các hoạt động trong quá khứ chỉ vì chơi game
  • Tiếp tục chơi game dù bản thân đang gặp nhiều vấn đề trong các lĩnh vực khác của cuộc sống
  • Nói dối người thân, gia đình về thời gian chơi game
  • Mục đích chơi game là để giải tỏa các cảm xúc tiêu cực như tội lỗi hay sự vô vọng
  • Bị mất việc hoặc mất các mối quan hệ trong cuộc sống vì chơi game

Theo bác sỹ y khoa Parekh (2018), để có thể chẩn đoán về chứng nghiện game online chính xách, chúng ta cần xem liệu người chơi game có mắc phải 3 đến 5 triệu chứng ở trên và trong suốt 1 năm không. 

Các tác động của nghiện game lên lứa tuổi thanh thiếu niên.  

Có cơ hội được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ ở độ tuổi dậy thì, lứa tuổi thanh thiếu niên là đối tượng có nguy cơ nghiện game cao nếu thời gian và sự chú tâm của các em được dành nhiều cho game online. 

Game online thường mang yếu tố vui, giải trí và đôi khi các phần thưởng trên game cũng rất hấp dẫn, khiến các em muốn chơi lâu và đạt được điều gì đó giúp các em cảm thấy vui vẻ, như việc tăng thứ hạng, nhận các vật phẩm hay cảm giác tự hào sau một trận thắng (Internet safe training, n.d., & Venture academy, n.d.). 

Trước khi đi vào các ảnh hưởng tiêu cực của việc nghiện game online, chúng ta cũng có thể nhìn đến các khía cạnh tích cực của việc chơi game như: giải tỏa áp lực sau một ngày mệt mỏi, thúc đẩy sự sáng tạo, đẩy mạnh tinh thần làm việc nhóm, cảm thấy hạnh phúc hay tự hào về bản thân, cảm thấy được công nhận và vân vân (Internet safe training, n.d.).

Ở mặt tiêu cực, các bậc cha mẹ nên thật sự chú ý đến con mình, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, vì việc nghiện game online có thể để lại di chứng tâm lý lâu dài nếu các em không được can thiệp và hỗ trợ sớm. Sau đây là một số hệ quả mà các em có thể gặp phải khi nghiện game online (Internet safe training, n.d., Venture academy, n.d., & Hellström, Nilsson, Leppert, & Åslund, 2015):

  • Đồng hồ sinh hoạt về giấc ngủ bị rối loạn
  • Kết quả học tập xuống dốc
  • Có dấu hiệu né tránh các vấn đề đang gặp phải (sức khỏe và kết quả học tập không tốt) và chỉ tập trung vào game
  • Có sự suy giảm trong khả năng ứng phó với các sự kiện diễn ra trong cuộc sống
  • Tự tách mình ra khỏi các hoạt động trong gia đình và xã hội
  • Dễ nổi nóng và có xu hướng bạo lực trong hành vi
  • Thiếu sự thấu cảm và có thể phát triển những niềm tin phi thực tế
  • Ảnh hưởng đến quá trình phát triển đạo đức 
  • Có sự suy giảm về sức khỏe thể chất, và có dấu hiệu về rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm

Một điểm quan trọng khác mà các cha mẹ cần để ý là độ tuổi của người chơi đang chơi cùng con mình. Bởi vì giao tiếp trong quá trình chơi game là một điều cần thiết và nếu nội dung được giao tiếp không phù hợp với sự phát triển của các em, điều đó có thể khiến các em xây dựng nên những suy nghĩ và hành động không đúng đắn.  

Chứng nghiện game ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể được ngăn chặn bằng cách phát hiện sớm và hỗ trợ thêm về tâm lý nếu các em đã có các dấu hiệu của chứng nghiện. Với vai trò là cha mẹ, thầy cô hoặc người chỉ dẫn cho các em, chúng ta nên biết con mình đang chơi những game gì, nội dung của game ấy ra sao, các em có biết lý do vì sao mình chơi game và có hiểu nội dung của game không. Nếu cần thiết, chúng ta có thể giúp các em thiết lập thời khóa biểu cho việc chơi game, và trò chuyện để nắm rõ những người mà các em đang tương tác trên game là ai. 

Một số người có thể không muốn tìm đến sự chẩn đoán từ các tâm lý gia vì nỗi sợ bị kỳ thị, tuy nhiên, việc chẩn đoán là một bước quan trọng cho quy trình điều trị và đẩy lùi chứng rối loạn tâm lý mà bạn gặp phải. Việc chẩn đoán không phải là gắn nhãn cho một vấn đề, mà là tìm hiểu các khía cạnh của vần đề, khám phá các giải pháp và hướng điều trị hiệu quả, từ đó, giúp bạn lấy lại sự kiểm soát và hạnh phúc trong cuộc sống.

Kendra Cherry

Nguồn tham khảo:

Hellström, C., Nilsson, K. W., Leppert, J., & Åslund, C. (2015). Effects of adolescent online gaming time and motives on depressive, musculoskeletal, and psychosomatic symptoms. Ups J Med Sci, 120(4), 263-275. doi:10.3109/03009734.2015.1049724

Internet Safe Training, (n.d.). Impacts of online gamings on teens. Retrieved from: https://learn.internetsafetraining.com/sites/default/files/Impact%20of%20Gaming%20on%20Teens_0.pdf?fbclid=IwAR3oYHHaQ5zcSPZtwqIkeFHC3E-i5SFV6upmwTSJ6QtiPhWWShUVvy7FXYg

Parekh, R. (2018). Internet gaming. Retrieved from: https://www.psychiatry.org/patients-families/internet-gaming?fbclid=IwAR3oYHHaQ5zcSPZtwqIkeFHC3E-i5SFV6upmwTSJ6QtiPhWWShUVvy7FXYg

Venture Academy, (n.d.). Adverse effects of teen gaming. Retrieved from: https://www.ventureacademy.ca/treatment-programs/electronic-addiction/adverse-effects-of-gaming-internet-addiction/?fbclid=IwAR3oYHHaQ5zcSPZtwqIkeFHC3E-i5SFV6upmwTSJ6QtiPhWWShUVvy7FXYg

*Bài viết này chỉ có tính chất tham khảo và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y tế.

Cảm ơn bạn đã ghé Miền An Trú, cùng đọc thêm các bài khác trên trang nhé. Happy reading !

Tags: biểu hiện nghiện gamehệ quả nghiện gamenghiện game onlinenghiện game trên máy tính
ShareShare
Previous Post

Chứng nghiện game trên máy tính

Next Post

THE WAY I SEE DEATH – CÁCH MÌNH NHÌN CÁI CHẾT

Kim Anh

Kim Anh

Một người thích viết và chia sẻ về chủ đề tâm lý, phát triển bản thân, tâm linh và chữa lành. Mục đích cốt yếu là để sống như tiến sĩ David R. Hawkins đã nói "Khi phát hiện ra thứ có khả năng loại bỏ đau khổ thì ta có trách nhiệm chia sẻ để nó giúp người khác". Hoan hỷ chào mừng và làm quen cùng bạn.

Related Posts

nghiên game online
Kiến thức khác

Chứng nghiện game trên máy tính

July 11, 2021
trầm cảm tuổi già
Kiến thức khác

Những điều nên biết về sức khỏe tâm thần của người cao tuổi

July 9, 2021
sức khỏe tâm thần của người trưởng thành
Kiến thức khác

Những điều nên biết về sức khỏe tâm thần của người trưởng thành

July 9, 2021
Những sự hiểu lầm xoay quanh các rối loạn tâm lý/tâm thần (P1)
Kiến thức khác

Những sự hiểu lầm xoay quanh các rối loạn tâm lý/tâm thần (P2)

July 8, 2021
Chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid
Kiến thức khác

7 cách chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid-19

June 26, 2021
stress/căng thẳng
Kiến thức khác

Hiểu về stress (căng thẳng)

June 23, 2021
Next Post
death

THE WAY I SEE DEATH - CÁCH MÌNH NHÌN CÁI CHẾT

trái tim

NHU CẦU CỦA TRÁI TIM

“CÓ ĐI TU KHÔNG VẬY?”

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Facebook của mình.
Chào mừng bạn về MAT.

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

No Result
View All Result
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
error: Content is protected !!