Miền An Trú
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0
No Result
View All Result
No Result
View All Result

“CÓ ĐI TU KHÔNG VẬY?”

Kim Anh by Kim Anh
September 27, 2021
in Chia sẻ về phát triển bản thân
0 0
0

Đây là câu hỏi mà người yêu mình đã thốt ra sau khi nhận thấy mình có ‘cái căn’ gì đó. Hay khi thấy mình hay đăng tin về Phật Pháp, một người bạn cũng hỏi ‘ủa em đi tu hả Kim?’. Còn mẹ của mình sau những tháng ngày chứng kiến con gái nghe Pháp, tập yoga đóng cửa (vì cần yên tĩnh) thì lại nghĩ mình đang theo một tà giáo nào đó (!?). Thiệt là mình cũng *ba chấm* luôn.

Bạn mình còn kịch tính hơn, sau 10 ngày trở về nhà từ khóa thiền Vipassana, họ hàng nó kéo đến, má nó khóc lóc, tưởng nó cũng muốn đi tu (!?).

Mình mong lắm, mong một lần được nghe người khác hỏi “WHY (tại sao)” mình lại làm những hành động như vậy, thay vì cứ bị nhận xét vì người đối diện chỉ nhìn cái WHAT (cái gì đang diễn ra) của mình.

Có thể họ không có thời giờ, hay họ thấy mình viết trên cõi mạng này nhiều và (tưởng) đã hiểu về mình qua bấy nhiêu điều chia sẻ. Thế thì thật hay, vì đôi lúc mình còn chả hiểu nổi mình.


Cơ duyên tìm học ngành tâm lý của mình thật ra cũng không có gì đặc biệt. Lúc đầu nhận thấy bản thân thích chia sẻ, hỗ trợ người khác nên mình tìm đến các ngành có tính chất công việc này. Tâm lý hóa ra là phù hợp. Và mình đã chứng nghiệm điều này qua những buổi tư vấn cộng đồng, không được 1 xu nhưng vẫn ở lại tư vấn đến ‘khô máo’.

Trước ngày đi du học, mình lướt qua 1 bài báo có tiêu đề hơn 3 triệu người trẻ Việt mắc phải rối loạn căng thẳng. Tự nhủ ngay là chờ đi, tui đi học trời tây trời ta về rồi tui sẽ làm điều gì đó giúp ích cho các bạn. Và trong quá trình học thì phát hiện ra, ờ, thì ra mình học để chữa lành cho mình đầu tiên.


Nếu bạn làm ngân hàng, bạn bước vào thế giới của tiền tệ, của các giao dịch, của giấy tờ hợp đồng cho vay hay bảo hiểm…Nếu bạn làm xây dựng, bạn bước vào thế giới của phong thủy, của các loại vật liệu, các mô hình, ý tưởng thiết kế…Nếu bạn làm marketing, bạn bước vào thế giới tâm lý khách hàng, 4Ps, 7Ps, chiếc bánh thị trường…

Và nếu bạn làm trong ngành tâm lý, bạn sẽ bước vào thế giới của nội tâm, của cảm xúc, động lực, của não bộ, của quá trình sinh lý, trao đổi chất trong cơ thể, của những sự hạnh phúc, của những khổ đau, của hệ thống niềm tin, của những ký ức ám ảnh, dai dẳng, rỉ máu, của nhiều chứng rối loạn, của nhiều khuôn mẫu suy nghĩ (có khi kỳ lạ và có khi rất thú vị), của những khái niệm về thiện-ác, của cái tôi, cái ta, bản ngã…


Chính cái duyên tiếp xúc với phần nội tâm của con người, mình mới ‘lấn sân’, ké sang tìm hiểu về tâm linh – một cái gì đó khiến cho con người cảm nhận được những điều nằm ngoài những gì mà các giác quan thông thường có thể cảm nhận.

Ngay từ đầu mình đã xác định không đi theo hướng dùng thuốc, mà có phải muốn kê là kê được đâu, mình phải học bác sĩ trước rồi rẽ sang tâm lý mới thành bác sĩ tâm thần, mới kê thuốc được. Nhưng có thật sự những viên thuốc được kê, ví dụ cho người trầm cảm, có thể đẩy lùi các tác nhân gốc rễ gây ra cơn trầm cảm đó?

Giả sử trầm cảm là cơn đau bụng, ta uống thuốc thì bụng hết đau. Nhưng nếu nguyên nhân là do ta ăn phải cái gì đó, thì muốn không bị đau bụng, ta phải ngừng ăn cái thứ kia, chứ không phải cứ ăn và nốc thuốc.

Mình hoàn toàn tôn trọng và ngưỡng mộ sự phát triển của khoa học trong y học. Thuốc trong nhiều tình huống là chiếc phao cứu sinh của rất nhiều người, nhất là khi cơ thể của người đó đã không còn tự tiết ra một số chất duy trì hoạt động bình thường.


Trong một bài viết về ‘Thế nào là tham vấn tâm lý thật sự?’ (what is real psychotherapy?) của tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng và tội phạm Stephen Diamond, ông đã chia sẻ, ở thời của Sigmund Freud, các buổi trị liệu có xu hướng diễn ra trong thời gian dài, nhưng ở các giai đoạn phát triển sau, các liệu pháp mới được ra đời như: nhân văn, Gestalt, bản chất, hệ thống gia đình, giải mẫn cảm chuyển động mắt và tái cấu trúc (EMDR), nhận thức-hành vi (CBT)…

Một số trong các liệu pháp mới trên có xu hướng rút ngắn thời gian trị liệu, ví dụ như CBT (trở nên rất phổ biến), sử dụng các ‘gimmicks’ (bác dùng trong bài, tạm dịch là mẹo), các bằng chứng thực nghiệm, viết sẵn và được tiêu chuẩn hóa để làm giảm hay kìm nén các triệu chứng và sự đau khổ của người tìm đến trị liệu. Việc dùng thuốc cũng rất phổ biến trong ngành tâm lý.

Nói chung bác Diamon đặt ra câu hỏi (bác viết bài trên năm 2018 nên cũng còn hợp thời hỉ), là liệu đây có phải là tất cả những gì mà trị liệu tâm lý có thể mang lại? Liệu có phải khi ta trị liệu cho ai đó, ta phải ‘bẻ’ lại những khuôn mẫu suy nghĩ của họ? Giúp họ đè nén hay giảm đi những triệu chứng trên bề mặt cơ thể – vốn là những thông điệp hay chiếc mặt nạ che giấu điều gì bên dưới?

Bác cũng có nhắc đến việc nếu ai đó muốn nói về vẻ đẹp, chúa trời, quỷ dữ, ý nghĩa về sự tồn tại của mỗi cá nhân hay các chủ đề về tâm linh trong quá trình trị liệu, điều này có vẻ không…khoa học, hay đôi khi là cấm kỵ.


Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trong một số quyển sách ghi chép và chia sẻ sự hiểu biết của bác về các bài Kinh của Phật cũng đã nói, bác sỹ chúng tôi có thể giúp người bệnh diệt đau, nhưng không thể nào diệt khổ, nhưng Phật thì làm được chuyện đó.

Đây, đây là lý do dẫn mình đi tìm hiểu về Phật, về những gì Phật đã giảng dạy cách đây hơn 2600 năm về trước.

Không tin nổi, từ thời đó, sau khi ngồi thiền dưới tán cây bồ đề, Phật đã ngộ ra quá nhiều thứ mà khoa học ngày nay đang dần làm cho nó lộ diện.

Sự ảnh hưởng qua lại của thân (cơ thể) và tâm (tinh thần, tâm hồn) là có thực. Tứ Diệu Đế – chân lý về khổ, nguyên nhân gây khổ, khả năng chấm dứt khổ và giải thoát khỏi khổ, cũng có thực (hỏi ai vui không thì đôi lúc thấy trả lời lâu chứ hỏi khổ không là nói có có liền). Bát Chánh Đạo – 8 con đường giải thoát khỏi khổ, khi áp dụng vào cuộc sống cũng thấy ô hay, giúp giảm khổ thật, còn thoát hẳn khổ, không tái sinh vào luân hồi nữa thì chắc phải giác ngộ toàn giác như Phật.

Rồi là trì/giữ 5 giới – không tà dâm, không nói dối, không trộm cắp, không dùng chất gây say/gây nghiện và không sát sinh, giết người. Rồi thiền – hiện nay cũng đã là một phương pháp điều trị tâm lý hiệu quả, giúp ta ngừng vòng xoay của suy nghĩ lo âu, nhìn cuộc sống như nó vốn là, tập trung vào chế tác hạnh phúc ngay giây phút hiện tại.

Hay về quá trình diễn ra của nhân – quả trong thân – khẩu – ý.

VI DIỆU!

Thử ngẫm xem nếu 1 người áp dụng các phương pháp trên thì họ có thể giết người khi ngáo đá, buôn bán ma túy, buôn bán người, lừa lọc thiên hạ, trở nên ác độc và phá hoại nhân sinh, môi trường sống không?


Trong các thông tin mình tìm hiểu, đạo Phật có vẻ không trông như một tôn giáo thật sự, và Phật không ép ai phải theo Phật cả. Chính Đức Phật cũng nói ‘hãy tự đến và tự thấy’, nghĩa là bạn đừng tin bất cứ những gì bạn nghe từ tôi, hãy tới đây, nghe và thực hành, hãy tự chứng nghiệm và sau đó nếu thấy lợi lạc, hãy sống với những điều đã mang lại lợi lạc cho bạn.

Muốn hiểu và thoát khổ, hãy thực hành Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Nếu muốn hiểu về thiền, hãy thiền.

Như vậy là Phật quá khoa học chứ còn gì nữa.


Dài dòng là thế nhưng đó là một sự liên kết rõ ràng mà mình nhận ra sau tháng ngày ‘phóng lao’ tìm hiểu về Phật, về tâm linh, và về tâm lý của con người.

Tất cả những gì mình muốn làm trong kiếp này là giúp người khác, và chính bản thân mình, sống một cách trọn vẹn, trân trọng mọi trải nghiệm diễn ra, không né tránh, không kìm nén.

Rất thích một đoạn mà bác Diamond viết ở phần kết của bài viết trên: “Trị liệu tâm lý thật sự là giúp đỡ người khác trở nên hiện diện ở giây phút thực tại hơn, thành toàn hơn, tự do hơn, có trách nhiệm với bản thân hơn, sống thật hơn, sáng tạo hơn, kiên cường hơn, dũng cảm hơn, có khả năng yêu thương và trắc ẩn hơn, và nhận biết được bản thân và thế giới hơn. Nó là sự đồng hành cùng thân chủ để vượt qua những địa ngục giam cầm cá nhân, để hướng đến sự chấp nhận số phận và khám phá, hoàn thành định mệnh của họ, hoặc ít nhất là hướng họ đi trên con đường đó.”


Vậy nhé, mình sẽ không đi tu ở chùa, mà tu ở tâm. Mình đang hướng đến 1 nơi gần thiên nhiên để sau này vừa làm chỗ tham vấn, chữa lành thân-tâm, vừa trồng vườn rau, cây trái gì đó, đến lúc đó mọi người ghé chơi nhé hehe ở đâu thì…tùy duyên.

Bài viết của bác Diamon về “What is real psychotherapy?” cho anh chị em nào muốn tìm hiểu thêm về góc nhìn của bác.

www.psychologytoday.com/us/blog/evil-deeds/201805/what-is-real-psychotherapy

ShareShare
Previous Post

NHU CẦU CỦA TRÁI TIM

Kim Anh

Kim Anh

Một người thích viết và chia sẻ về chủ đề tâm lý, phát triển bản thân, tâm linh và chữa lành. Mục đích cốt yếu là để sống như tiến sĩ David R. Hawkins đã nói "Khi phát hiện ra thứ có khả năng loại bỏ đau khổ thì ta có trách nhiệm chia sẻ để nó giúp người khác". Hoan hỷ chào mừng và làm quen cùng bạn.

Related Posts

trái tim
Chia sẻ về phát triển bản thân

NHU CẦU CỦA TRÁI TIM

September 12, 2021
death
Chia sẻ về phát triển bản thân

THE WAY I SEE DEATH – CÁCH MÌNH NHÌN CÁI CHẾT

August 17, 2021
climate change
Chia sẻ về phát triển bản thân

“Greta Thunberg và lời kêu gọi ‘hỗn hào’ của thế hệ tôi về môi trường”

June 18, 2021
Chia sẻ về phát triển bản thân

Giật mình, tỉnh thức, giác ngộ

June 17, 2021
Trí tuệ (wisdom) và trí thông minh (intelligence).
Chia sẻ về phát triển bản thân

Trí tuệ (wisdom) và trí thông minh (intelligence).

June 5, 2021
Sống cởi mở và tin tưởng
Chia sẻ về phát triển bản thân

Sống cởi mở và tin tưởng

May 20, 2021

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Facebook của mình.
Chào mừng bạn về MAT.

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

No Result
View All Result
  • Trang Nhà
  • Về Kim
  • Kiến thức tâm lý
    • Tâm bệnh học
    • Kiến thức khác
    • Hiểu về LGBTQI+
    • Trải nghiệm học tâm lý tại Hà Lan
  • Hành trình tỉnh thức
    • Chia sẻ về phát triển bản thân
    • Sự kiện/workshop
    • 30 ngày nghe Pháp thoại
  • Review sách & phim
  • Kinh Nghiệm Thi IELTS 7.0

© 2021 Bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết nhé :)

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
error: Content is protected !!